Màng loa là bộ phận không thể thiếu trong bất kỳ thiết bị loa nào. Vậy màng loa bị rách có ảnh hưởng đến loa không? Cách dán và vá màng loa bị rách như thế nào? Tất cả sẽ được Danamthanhhoitruong giải đáp chi tiết ở bài viết này. Cùng theo dõi nhé!

Màng loa bị rách có ảnh hưởng gì không?

Dán và vá màng loa bị rách
Dán và vá màng loa bị rách

Màng loa bị rách thì sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến thiết bị loa cho các hệ thống âm thanh như: âm thanh hợi trường, sân khấu, sự kiện karaoke, hệ thống âm thanh phòng học,…. Tùy vào mức động tách to hay nhỏ mà tác động nhiều hay ít. Khi bị rách thì âm thanh phát ra sẽ bị kêu lụp bụp, bùng nhùng.

Vì màng loa tác động đến âm sắc và độ chân thực của âm thanh, tác động đến chi tiết của dải tần đáp ứng nên khi bị rách nhỏ thì mức độ méo và sai lệch âm còn ít, nếu rách nhiều hơn thâm chí đưa vào tần số này nó sẽ cho ra tần số khác hoặc sẽ nghe tiếng bụp bụp như giũ quần áo với các trường hợp rách lớn.

Khi màng loa bị rách bé nếu bạn không xử lý ngay thì sẽ rách rất nhanh và ngày càng lớn. Khi hoạt động với công suất lớn trong  quãng âm super bass hoặc treble thì có thể làm hỏng màng loa và không sử dụng được nữa

Có 3 kiểu rách màng loa thường gặp đó là: rách bên trong nón loa, rách viền vành loa và bung nón loa ra khỏi gân loa. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể do quá trình vận chuyển, va đập, do côn trùng hoặc do màng bị ngấm nước. Nguyên nhân chủ quan là do người dùng vặn ở mức âm lượng lớn nhất và hát, hoặc dòng điện cấp chờn khiến màng loa không chịu được và bị rách.

► Có thể bạn quan tâm: Lắp đặt âm thanh nhà thờ UY TÍN » Thiết bị 100% chất lượng

Cách dán và vá màng loa bị rách nhanh chóng

Các bước dán màng loa bị rách:

✔️ Bước 1: Chuẩn bị vật liệu và dụng cụ: keo dán chuyên dụng, giẻ hoặc giấy ướt lau, máy sấy, cọ sạch lông mềm

✔️ Bước 2: Làm sạch toàn chỗ rách cần dán và để khô

✔️ Bước 3: Phủ đều keo dán chuyên dụng vào bề mặt cần dán, dùng cọ quyết đều keo trên bề mặt chỗ dán. Không nên phủ quá dày.

✔️ Bước 4: Sử dụng máy sấy hơn khoảng 5 phút đầu để lớp keo ngoài khô nhanh hơn. Tiếp theo để khoảng 24 tiếng để kết cấu của keo chắc hoàn toàn thì đem ra sử dụng tiếp..

✔️ Bước 5: Bảo quản loa tốt, tránh những nơi có tể tác động xấu làm rách màng loa tại những chỗ khác nữa.

► Xem nội dung khác: Một số lợi ích khi sử dụng loa line Array trong dàn âm thanh hội trường

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *