Nếu bạn là một trong những người yêu thích âm thanh, khi nhắc đến Crossover không có quá gì là xa lạ, tuy nhiên không phải ai cũng thiết bị này là gì và hoạt động như thế nào trong dàn âm thanh hội trường, karaoke, sự kiện. Nếu bạn đang có cùng thắc mắc như vậy thì hãy theo dõi ngay bài viết này nhé!
Crossover là gì ?
Crossover là gì? Crossover hay còn được gọi là thiết bị phân tần cho các tín hiệu âm thanh thành các tần số cao thấp, băng tần riêng biệt. Nhờ đó mà các tần số và những dải tần sẽ được kết hợp tối ưu nhất cho các thiết bị khác trong dàn âm thanh, giúp cải thiện âm thanh.
Hay hiểu đơn giản khi bạn sử dụng tín hiệu đầu vào duy nhất thì thiết bị Crossover sẽ hoạt động tạo ra hai hoặc 3 tín hiệu đầu ra đầy đủ các tần số cao, trung, thấp. Nhờ vậy mà các tần số khác nhau sẽ cung cấp tín hiệu âm thanh cho loa, giúp âm thanh được hay nhất.
Phân loại Crossover trong âm thanh
1/ Thiết bị crossover thụ động (passive crossover)
Đây là loại mạch được tích hợp sẵn trong phần lớn các mẫu loa karaoke, loa nghe nhạc.
Những mạch phân tần thụ động thường không sử dụng nguồn điện trợ lực hay căn chỉnh. Đơn giản bạn chỉ cần kết nối với ampli với là là thiết bị này sẽ tự động hoạt động duy trì hoạt động ở mức ổn định.
Để đạt được điều này thì các nhà sản xuất tạo ra các mạch phân tần thụ động tương ứng. Tuy nhiên, nhược điểm nhỏ của dòng thiết bị này chính là sẽ khó đáp ứng sử dụng cho các hệ thống âm thanh lớn.
2/ Thiết bị crossover chủ động (active crossover)
Thiết bị Crossover chủ động hay còn được gọi crossover điện tử (electronic crossover) là giải pháp được sử dụng yêu thích cho các hệ thống âm thanh hội trường, sự kiện,…. gồm nhiều loa với đa dạng các mẫu loa khác nhau.
Crossover chủ động hoạt động bằng cách chia tách các dải tần trước khi được chuyển sang ampli. Một trong những ưu điểm của dòng phân tầng chủ động là tăng độ bền, tuổi thọ của loa khi hạn chế được tình trạng vượt ngưỡng của ampli ảnh hưởng đến loa.
So sánh crossover active và crossover passive
Ưu nhược điểm của hai loại crossover được so sánh như sau:
Ưu điểm | Nhược điểm | |
Crossover active | – Hỗ trợ giảm nguy cơ gây hư hỏng loa treble
– Thành phần quá tải của loa bass vẫn được đưa sang amply và đến loa bass – Loa mid và loa treble vẫn nhận được tín hiệu từ amply – Không cần chịu nhiều năng lượng – Không cần các linh kiện cầu kì |
– Sử dụng các amply công suất cho mỗi khoảng tần số |
Crossover passive | – Người dùng không cần can thiệp, điều chỉnh
– Hiệu suất đáng tin cậy – Giá thành hợp lý với các hệ thống công suất nhỏ hoặc trung bình |
– Công suất lớn, đắt tiền, khá cồng kềnh
– Cần có ampli công suất lớn hơn công suất của loa – Hấp thụ một phần công suất của ampli thay vì chuyển hết tới loa |
Tác dụng của Crossover trong dàn âm thanh
Crossover được tìm thấy trong tất cả các hệ thống âm thanh, từ dàn karaoke gia đình cho đến dàn âm thanh công suất lớn trong hội trường, sân khấu.
-Có phân tần sẽ giúp cung cấp đầy đủ các dải tần từ thấp đến cao. Hầu hết các loa, bao gồm cả loa đầy đủ, không thể bao phủ toàn bộ dải tần từ tần số thấp đến tần số cao (40Hz-20KHz), vì vậy các hệ thống lớn hơn có xu hướng sử dụng nhiều loa hơn để cung cấp toàn dải âm thanh.
– Các loa này thường được phân thành từng nhóm để xử lý các dải tần, bộ phân tần chia tín hiệu âm thanh thấp và cao thành các dải tần riêng biệt cho từng nhóm loa nhằm tối ưu hóa khả năng tái tạo âm thanh.
Bộ phân tần là bộ phân tần của loa giúp bảo vệ các trình điều khiển âm trung và âm bổng khỏi bị đốt cháy bởi tần số thấp và dòng điện cao. Ngoài ra, bộ phân tần của loa này còn giúp tách âm rõ ràng hơn.
– Để hiểu rõ hơn về chức năng này, bạn hãy tưởng tượng một ca đoàn đang hát một bản nhạc với các giọng cao, thấp, to, bé khác nhau. Nếu không có bộ phân tần của loa, âm thanh của giọng hát sẽ không được tách bạch hoàn toàn và sẽ tạo ra tiếng ồn. Nhưng khi sử dụng bộ phân tần của loa, mỗi âm thanh được tách biệt và phát ra từ một driver riêng biệt, giúp các âm thanh rõ ràng và không bị lẫn lộn với nhau.
– Bộ phân tần thường được đặt sau khi xử lý tín hiệu âm thanh xong, và có tác dụng sau mixer, ampli và các thiết bị âm thanh khác… Ngoài ra, bộ phân tần hiện nay còn có khả năng sử dụng cho cả analog và công nghệ âm thanh kỹ thuật số với các tính năng xử lý tín hiệu như giới hạn, EQ, độ trễ, v.v.
Phương pháp căn chỉnh Crossover
Như đã nói ở trên, nếu bạn sử dụng mạch phân tần thụ động thì hoàn toàn không có căn chỉnh hay nhiễu sóng vì nó đã được tích hợp sẵn trong loa. Người dùng chỉ có thể căn chỉnh thiết bị Active Crossover (Crossover chủ động) với các thông số cơ bản như:
◾ Input (Đầu vào): Nhận tín hiệu từ EQ hay Mixer chuyển đến
◾ Low unbal: xuất tín hiệu tần số thấp cấp cho loa subra amply dùng dây tín hiệu unbalance(loại dây chỉ có 2 ruột)
◾ Low bal: Sử dụng cáp tín hiệu balanced (cáp dây có 3 ruột) để xuất tín hiệu tần số thấp từ loa siêu trầm đến âm ly
◾ High unbalanced: xuất tín hiệu trung và cao tần, dùng đường tín hiệu unbalanced (đường 2 lõi) để cấp cho tất cả các loa với ampli
◾ High bal: Xuất tín hiệu trung tần và cao tần, dùng đường tín hiệu balance (dây có 3 ruột) để nuôi toàn bộ loa về ampli công suất.
◾ Gain: điều chỉnh mức đầu vào của tín hiệu từ bộ trộn hoặc bộ cân bằng
◾Low : Điều chỉnh âm lượng của tín hiệu đầu ra bộ khuếch đại loa siêu trầm.
◾ Cao: Điều chỉnh âm lượng của tín hiệu đầu ra bộ khuếch đại loa đầy đủ
◾ Thấp/Cao: Điều chỉnh điểm phân chia giữa tần số cao (đầu ra loa đầy đủ) và tần số thấp (đầu ra loa siêu trầm). Tùy thuộc vào loại nhạc bạn đang phát và chất lượng âm thanh của thiết bị, điểm phân chia này có thể nằm trong khoảng từ 80Hz – 250Hz.
Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp, các bạn có thể hiểu rõ hơn về Crossover là gì? và Crossover có vai trò như thế nào đối với dàn âm thanh. Hãy luôn theo dõi chúng tôi để cập nhật nhiều thông tin mới và nhiều ưu đãi hấp dẫn nhé!
► Có thể bạn quan tâm: