Loa nén, loa phóng thanh hay phát thanh. Là thiết bị âm thanh đã quá quen thuộc với hầu hết chúng ta. Có thể bắt gặp ở bất cứ đâu như những vùng thông quê, xóm phường, làng xã hay là cả cac ngã tư, ngã ba giao thông, đèn đỏ…Với công dụng quá rõ ràng: là để phát âm thanh, truyền tải thông tin, thông báo, cảnh báo đế nhiều người cùng lúc một cách nhanh chóng và diện rộng. Nhưng ít ai biết rằng, cấu tạo loa nén gồm những gì, các thành phần chính như nào. Hôm nay hãy cùng 1986 Audio tìm hiểu chuyên sâu về dòng loa này nhé !
Cấu tạo loa nén
Cấu tạo loa nén gồm 2 bộ phận chính là củ loa và vành loa.
Về củ loa, đây là bộ phận có chức năng quyết định trực tiếp đến chất lượng âm thanh, độ sáng, trong, rõ ràng hay rè , khò khè. Thiết kế bên trong củ loa gồm có nam châm và một số linh kiện điện tử khác giúp loa có thể hoạt động. Củ loa luôn được thiết kế với khả năng chịu được thời tiết và đưa âm thanh vang xa.
Vành loa gắn với vùng củ loa trung tâm đảm nhiệm chức năng phóng thanh. Đây là nhiệm vụ quan trọng của một thiết bị loa phát thanh với khả năng dội âm thanh về một số nơi cần phát ra âm thanh. Âm thanh của vành loa thì thường đi theo chiều thẳng giúp che mưa, che nắng và bảo vệ phần củ loa dưới sự tác động của một số yếu tố bên ngoài và đáp ứng được nhu cầu của người dùng.
► Có thể bạn quan tâm: Cấu tạo loa hỏa tiễn có gì đặc biệt?
Loa nén có những công dụng, chức năng gì?
Thông thường, những nơi chúng ta bắt gặp loa nén đều được lắp tại các vị trí đắc địa trên cao như cột điện, tường, mái nhà hay thậm chí là những chiếc cây cổ thụ hoặc cây cao. Với mục đích là có thể truyền tải thông tin đi xa nhất trong những trường hợp cần thông báo diện rộng hay khẩn cấp cho mọi người. Khả năng bền của loa nén rất cao, chống chịu của loa này với tác nhân bên ngoài cũng khá tốt.
Vì thế, loại loa này luôn được lựa chọn sử dụng cho hệ thống âm thanh thông báo xã phường, sân khấu ngoài trời hay những nơi cần truyền phát âm thanh với diện rộng và được nhiều người lựa chọn và cũng là vì dòng loa đa năng này khá rẻ, ít chi phí.
Phân loại loa nén
Loa lén được phân chủ yếu làm hai loại chính là loa không có biến áp và loa có biến áp, Hãy cũng xem so sánh sau để biết cấu tạo loa nén có những điểm gì giống và khác biệt:
Điểm giống nhau:
Cấu tạo loa nén khác nhau nên công suất của mỗi loa phụ thuộc vào mẫu mã và chủng loại của dòng loa. Ví dụ cụ thể đối với dòng CS 630 không có biến áp và dòng CS 630M có biến áp đều có công suất là 30W. Đối với hình thức thì hai mẫu mã khá giống nhau và độ bền cao. Để nhận biết thì người ta thường phụ thuộc vào số seri của sản phẩm.
Điểm khác nhau:
Ký hiệu của hai dòng này khác nhau: Đối với dòng loa này thì cấu tạo loa nén có biến áp thì thêm chữ M đằng sau còn loa không có biến áp thì không có. Chẳng hạn như dòng CS 630 là của loa nén không có biến áp, còn dòng CS 630M là của loa nén có biến áp. Đối với dòng loa nén có biến áp thì ta có thể dễ dàng chỉnh loa theo công suất mình mong muốn được quy định trong khả năng mà nhà sản xuất quy định.
Còn dòng loa không biến áp thì chỉ dùng được đúng một công suất mà nhà sản xuất quy định. Với dòng loa nén có biến áp có thể dễ dàng kết nối với rất nhiều amply khác nhau trong nhà sản xuất quy định. Tuy nhiên với dòng loa nén không có biến áp thì rất dễ bị cháy nổ nếu sử dụng không đúng amply.
Trên đây là những thông tin về cấu tạo loa nén, nếu quý khách hàng có nhu cầu lắp đặt loa thông báo, loa sự kiện, loa đám cưới….các dàn âm thanh hội trường, hội thảo vui lòng liên hệ trực tiếp số hotline trên hệ thống để được tư vấn miễn phí hoặc tham khảo qua Website cung cấp thiết bị âm thanh uy tín: Khang Phú Đạt Audio để tìm thêm cho mình nhiều sự lựa chọn